Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

HƯỚNG DẪN MẸO TRỊ "CỨT TRÂU" Ở TRẺ NHỎ


Hiện tương cứt trâu trên đầu trẻ nhỏ khá phổ biến nhưng khi lớn tầm 1 tuổi sẽ tự hết. Tuy nhiên, tình trạng này thường gây mất thẩm mĩ, khiến nhiều mẹ lo lắng mất ngủ tìm cách trị sạch cho con.
Thực tế, trẻ bị cứt trâu không phải do mẹ không chăm con sạch sẽ hay do bé bị nhiễm trùng dị ứng nào cả. Các chuyên gia thực tế chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác cho hiện tượng này. Bởi một số trẻ sơ sinh xuất hiện tình trạng này nhưng số khác thì không có.
Phần lớn cho rằng nguyên nhân trẻ bị cứt trâu là do tuyến bã nhờn của nang lông hoạt động quá mạnh. Khi bã nhờ tiết ra kết dính với tế bào chết sẽ làm cản trở quá trình bong tróc của tế bào, dẫn tới các mảng bám bẩn trên da đầu bé, mà người ta gọi là cứt trâu.
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng cứt trâu
Như đã nói ở trên, cứt trâu trên đầu bé là do bã nhờn của trẻ đã tăng tiết. Ngoài ra, trẻ còn có một số các nguyên nhân khác như:
Nội tiết tố của trẻ vẫn còn ở trong máu của béHệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ trưởng thành nên không thể hấp thụ đủ biotin và vitamin E cần thiếtKhi hiện tượng này kết hợp với trời nóng bức, ít gội đầu thường xuyên làm tuyến bã nhờn dính chặt, tạo môi trường cho vi khuẩn và nấm sinh sôi. Tình trạng này có thể gây ra cho trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
Hiện tượng cứt trâu của bé sẽ biến mất dần khi trẻ lớn lên, đến hơn 1 tuổi thì hết hẳn. Nếu mẹ thấy cứt trâu trên đầu trẻ là lớp mỏng thì không cần quá lo ngại nhưng nếu chúng đóng thành từng tảng dày bết, trẻ có dấu hiệu ngứa, gãi thường xuyên thì dễ biến chứng thành nhiễm khuẩn, viêm da đầu.
Một số cách trị cứt trâu ở trẻ nhỏ

Hàng ngày tắm gội cho trẻ bằng "Nước tắm gội thảo dược BABI MOON" dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mẹ không nên dùng tay cậy hoặc trà sát mạnh lên vùng da nhạy cảm này.


Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở DA TRẺ NHỎ


Dù chăm sóc, bao bọc đến đâu mẹ cũng thấy trên da của bé vẫn luôn có những vấn đề thường hay gặp như: mụn kê, chàm, bong tróc da, cứt trâu, viêm da dị ứng, hăm tã….”Vậy để làm sao giảm tối thiểu tình trạng này cho bé?” là câu hỏi mà hầu hết các bà mẹ đặt ra cho bác sỹ mỗi khi ôm con tới viện nước mắt 2 hàng vì hối hận khi dùng các loại sữa tắm có hại mà không biết. Dưới đây là 1 số chia sẽ của chuyên gia cho các mẹ lựa chọn sản phẩm.
  1. Mụn ở Trẻ nhỏ
Khoảng 20% trẻ nhỏ bị mụn. Thường thì tình trạng này sẽ tự khỏi trong vài tháng đầu. Biểu hiện đầu tiên là xuất hiện dưới dạng nốt mụn nhọt, mụn đầu trắng hoặc nổi mẩn đỏ nhẹ. Vị trí thường có là vùng mũi, cằm, và giữa 2 chân mày. Những mụn này thường là chàm sữa, mụn kê, mụn trứng cá nhũ nhi... Nguyên nhân là do các tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện, hoặc có thể do hormone từ giai đoạn mẹ mang thai còn lưu lại. Đây là 1 biểu hiện sinh lý bình thường, vì thế với những nốt mụn này không hề gây ngứa và không khiến con bạn khó chịu. Chúng sẽ mất dần và không cần điều trị. Tuy nhiên, trông những nốt mụn ở trên da bé như vậy sẽ rất “ngứa mắt” và mất thẩm mỹ.
   Nốt mụn nhỏ đỏ mẩn khắp mặt bé
Mặc dù hầu hết trường hợp viêm nang lông ở bé đều ở mức hạn chế và tự khỏi, nếu tình trạng của con bạn trở nên nghiêm trọng hoặc bạn thấy lo lắng, hãy trao đổi với nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe trẻ em.

2. Tróc Da

Bạn cũng có thể nhận thấy da của con mình hơi bị tróc trong những ngày đầu tiên, nhất là ở vùng lòng bàn tay, gan bàn chân và mắt cá chân của bé. Đây là điều hoàn toàn bình thường, nhất là nếu con bạn chào đời muộn hơn ngày dự sinh. Nguyên nhân này là do các lớp vernix có nhiều và tồn tại trên da lâu hơn dẫn đến hiện tượng bong tróc nhiều hơn. Và việc làn da bị bong tróc ở trẻ sơ sinh trong trường hợp này thường không cần điều trị gì, hiện tượng này sẽ dần biến mất sau một thời gian, vì vậy mẹ đừng quá lo lắng nhé!
    Da bé có mảng mỏng tróc sau 1 vài ngày sinh
3.  “Cứt trâu” hay viêm da
Một số bé gặp tình trạng dân gian hay gọi là “cứt trâu” hoặc viêm da tiết bã nhờn—một tình trạng ngoài da trông như các mảnh vảy cứng xuất hiện trên da đầu hoặc vùng lông mày. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên ở trẻ nhỏ và tự mất đi sau vài tuần hoặc vài tháng tùy vào từng trẻ. Mẹ không nên quá nóng lòng để cạy ra, sẽ gây tổn thương da bé. Nhưng vì thấy nó khó chịu mẹ có thể thoa nhẹ nước tắm thảo dược Dr.Papie lên vùng vảy để làm mềm phần vảy cứng. Chờ vài phút, sau đó lấy lược chải nhẹ để đánh tróc vảy đi. Sau đó, bạn có thể gội đầu cho bé bằng loại dầu gội đầu dành cho trẻ như nước tắm thảo dược Dr.Papie

           “Cứt trâu” phủ kín đầu của bé thành từng mảng
4. Hăm tã
Nhiều bé gặp tình trạng hăm tã ở một số điểm. Để biết thông tin về cách chăm sóc và phòng hăm tã, hãy truy cập phần mẹ chữa hăm tã cho con 2 tháng.
Ngay cả khi nhiều tình trạng nêu trên đều tự khỏi, nếu bạn có bất cứ lo lắng hay e ngại nào, tốt nhất là nên nói chuyện với nhân viên chăm sóc y tế của bạn.



Tại sao cần tăng cường “sức đề kháng” cho da của trẻ

Viêm da cơ địa ở trẻ và những điều chưa biết