Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

Viêm da cơ địa ở trẻ và những điều chưa biết

Viêm da cơ địa là một bệnh có yếu tố di truyền có diễn biến phức tạp do trẻ thường gãi, làm tổn thương da dẫn đến nhiễm trùng….
Bệnh viêm da cơ địa có các biểu hiện, triệu chứng khác nhau tùy theo lứa tuổi. Ở trẻ em được chia thành 2 giai đoạn dưới đây:
– Viêm da cơ địa trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh khởi phát sớm khoảng 3 tuần sau sinh với các triệu chứng cấp tính như đám đỏ da, ngứa, sau đó xuất hiện nhiều mụn nước nông, dễ vỡ, xuất tiết và đóng vảy tiết, có thể bội nhiễm, hạch lân cận sưng to. Vị trí thường gặp nhất là 2 má, hoặc có thể ở da đầu, trán, cổ, thân mình và mặt dưới các chi. Khi trẻ biết bò có thể xuất hiện tổn thương ở đầu gối. Hầu hết bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ được 18 – 4 tháng tuổi.
– Bệnh viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ em trên 2 tuổi. Ở giai đoạn này thường từ viêm da cơ địa nhũ nhi như đã kể trên chuyển sang. Các thương tổn là sẩn đỏ, vết trợt, da dày, mụn nước khu trú hay lan tỏa cấp tính kèm theo nhiễm khuẩn thứ phát. Vị trí hay gặp nhất ở khoeo tay, nếp gấp khuỷu tay, mi mắt, hai bên cổ, cẳng tay, ở cổ có sạm da mạng lưới. Nếu tổn thương trên 50% diện tích da, trẻ thường suy dinh dưỡng. 50 % bệnh sẽ khỏi khi trẻ được 10 tuổi.

1. NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM DA CƠ ĐỊA:
Viêm da cơ địa là một bệnh có yếu tố di truyền nhưng có rất nhiều yếu tố “kích hoạt”; từ môi trường xung quanh: Khi trẻ tiếp xúc với những yếu tố thuận lợi (ô nhiễm, thức ăn, sản phẩm tắm gội nhiều hóa chất tẩy rửa, quần áo…) (gọi là kháng nguyên), sẽ gây ra tình trạng dị ứng, hoặc bào mòn lớp da bảo vệ tự nhiên khiến da dễ bị tổn thương, mất nước ngứa ngáy khó chịu. Đồng thời, khi da đã bị tổn thương, lại tiếp tục tiếp xúc với các yếu tố thuận lợi hàng ngày: như việc sử dụng sữa tắm có xà phòng, môi trường ô nhiễm, vi khuẩn, virus…sẽ làm tình trạng dị ứng và suy giảm sức đề kháng nặng lên, khiến bệnh viêm da cơ địa càng kéo dài, không thể khỏi hẳn.
2. PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở TRẺ NHỎ:
Căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng, hiện nay các Chuyên gia về viêm da cơ địa, luôn khuyến cáo: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bằng cách giảm thiểu các. Yếu tố khởi phát và khiến bệnh nặng hơn:
– Chính bởi có quá nhiều yếu tố nguy cơ luôn rình rập để làm hại da bé nên việc giữ cho vệ sinh khu vực của bé phải sạch sẽ, thoáng mát, quần áo bé mặc phải nên được cẩn thận giặt sạch qua nhiều nước để loại xà phòng còn sót hay hạn chế những chất xả vải có hại.
– Không dùng khăn lau nhanh (hay được gọi là khăn giấy ướt) – vì có thể làm khô da bé do các hóa chất tẩy,bảo quản trong đó. Tránh da bé tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, sữa.
– Việc tắm cho bé phải lựa chọn loại sản phẩm không xà phòng, không chất tẩy rửa, không kích ứng da bé. Ngoài ra, nên lựa chọn những sản phẩm làm sạch tự nhiên an toàn cho da đồng thời giúp bổ sung dưỡng chất có lợi cho da bé để làm tăng cơ chế tự bảo vệ của da. Tắm bằng nước tắm thảo dược Dr.Papie sẽ càng tốt cho những bé đang bị bệnh.
Xem thêm “Dr.Papie – nước tắm thảo dược duy nhất tại Việt Nam có cơ chế “tăng sức đề kháng cho da của trẻ”
– Khi thời tiết quá nóng, vì vậy cho bé mặc đồ thoáng mát cho bé nhất. Đặc biệt, có thể tắm cho bé 1-2 lần/ngày và giữ nhiệt độ phòng ở mức mát.
– Lựa chọn những sản phẩm cotton, không sinh sợi lông cho bé.
 Tránh xa các loại sữa tắm có bọt và chất tẩy rửa

Các mẹ hãy nhớ! Mặc dù viêm da cơ địa không thể “trị hết” nhưng chúng ta có thể “kiểm soát tốt” tình trạng này bằng nhiều biện pháp phòng ngừa giảm và giảm thiểu biến chứng khi can thiệp hợp lý để không gây ảnh hưởng đến bé. Tránh tình trạng để da bé bị viêm da nặng, mẩn ngứa, chảy nước gỉ vàng rồi mới đi chữa trị.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét